Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012 19:39

Khám phá thú vị về thương hiệu Coca-Cola


Coca-Cola là một thương hiệu nổi tiếng trong nghành kinh doanh nước giải khát, nhưng ít ai biết được rằng hàng năm công ty này sử dụng tới hơn 300.000 tấn nhôm để sản xuất vỏ lon chỉ riêng tại thị trường Mỹ.
1. Coca-Cola chiếm 3,1% tổng lượng sản phẩm đồ uống trên toàn thế giới. Cứ 55 tỷ đồ uống có gas mỗi ngày được tiêu thụ thì có tới 1,7 tỷ đôla là thuộc về các thương hiệu của Coca-Cola .

>>> Dang ky nhan hieu


2. Coca-Cola có gần 500 nhãn hàng, bao gồm hơn 3.500 loại đồ uống khác nhau: kể cả nước uống so đa hay đậu nành. Điều đó có nghĩa rằng nếu mỗi ngày bạn uống một sản phẩm của Coca-Cola thì bạn sẽ phải mất tới 9 năm để có thể thưởng thức được hết tất cả mọi loại sản phẩm của công ty này.



3. Coca-Cola được cho là "nền kinh tế" lớn thứ 84 trên toàn thế giới với doanh thu hàng năm ước tính khoảng 35,1 tỷ đôla.



4. Theo số liệu từ top 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới, giá trị ước tính của công ty này khoảng 74 tỷ đôla, nhiều hơn tất cả những đối thủ cạnh tranh của mình như Budweiser, Pepsi, Starbucks hay Red Bull.



5. Mặc dù doanh thu năm ngoái của Coca-Cola giảm 38% khiến công ty này phải xếp sau tập đoàn PepsiCo, tuy nhiên, tổng lợi nhuận của riêng mặt hàng nước ngọt của Coca-Cola là 28 tỷ đôla, nhiều hơn so với 12 tỷ đôla doanh thu của Pepsi.



6. Nếu lượng Coca-Cola mà công ty đã từng sản xuất từ trước tới giờ đựng trong chai và xếp cạnh nhau thì có thể trải dài một quãng đường gấp 2.000 lần độ dài từ trái đất đến mặt trăng.



7. 94% dân số toàn thế giới có thể nhận ra logo màu đỏ trắng của Coca-Cola .



8. Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu.



9. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần.



10. Chi phí Coca-Cola chi cho quảng cáo nhiều hơn tổng chi phí quảng cáo của Microsofl và Apple cộng lại.



11. Trung bình một người Mỹ tiêu thụ 4,9 kg đường một năm từ sản phẩm của Coca-Cola .



12. Trung bình người Mexico mỗi năm uống nhiều sản phẩm của Coca-Cola hơn người Mỹ, Anh và Trung Quốc cộng lại.



13. Trung bình một năm, Coca-Cola dùng 300.000 tấn nhôm để sản xuất vỏ lon tại riêng thị trường Mỹ.

Bài học từ thương hiệu Coca-Cola


Năm 1985, Coca-Cola quyết định ngưng sản xuất thương hiệu nước ngọt danh tiếng của họ và thay thế nó bằng một sản phẩm có công thức mới : New Coke. Một trong số những lí do dẫn đến quyết định tiềm ẩn đầy thảm họa này là sự cạnh tranh không ngừng tăng lên giữa Coca-Cola và Pepsi-Cola trong nhiều năm qua.

>>>> Đăng ký nhãn hiệu

Trong thập niên 80, Pepsi đem nhãn hiệu Pepsi Challenge đi khắp thế giới và thông báo về sự có mặt của 'Thế hệ Pepsi' cùng với hợp đồng với những ngôi sao lừng danh. Coca-Cola cũng chẳng vừa khi đưa ra sản phẩm Diet Coke dành cho người ăn kiêng. Đòn phản hồi tiếp sau đó của Pepsi là chê bai Coke (của Coca-Cola) ít ngọt hơn Pepsi. Chiêu này đã có tác dụng: Coke thì đứng yên trong khi Pepsi lại liên tục tăng trưởng. Lúc này chỉ có hệ thống phân phối hiệu quả hơn của Coke (kiểu như máy bán hàng tự động của Coke nhiều hơn Pepsi) mới giữ cho Coke vẫn đứng ở vị trí dẫn đầu.




Vấn nạn chính, như Coca-Cola nhận định, là do tự thân sản phẩm, mà ở đây là vấn đề của hương vị. Công ty bắt đầu thực hiện 200.000 cuộc thử nghiệm mùi vị cho sản phẩm mới và kết quả mỹ mãn.Một năm sau (1985) họ có New Coke. Hương vị mới không những ăn đứt Coca-Cola nguyên thuỷ mà còn được chuộng hơn cả Pepsi-Cola. Tuy nhiên nếu Coca-Cola vẫn đứng trước Pepsi, họ không thể có cùng lúc Coca-Cola và New Coke cạnh tranh trực tiếp nhau trên các kệ hàng. Vì vậy phải quyết định loại bỏ Coca-Cola và giới thiệu New Coke thế vào đó.

Nhưng Công ty Coca-Cola không đánh giá đúng về sức mạnh thương hiệu đầu tiên của họ. Đây được coi như một sai lầm marketing lớn nhất của mọi thời đại. Mãi lực dành cho New Coke trở nên tồi tệ và công chúng trở nên giận dữ vì thực tế Coca-Cola không còn tồn tại được bao lâu nữa. Từ dành cho Coca-Cola phải là 'niềm đam mê truyền thống' - là một thứ gì đó chộp lấy chúng ta bằng sự bất ngờ. Nó là một nhiệm màu Mỹ tuyệt vời, một phép lạ Mỹ đáng yêu và bạn không thể đo lường được nó cũng như với tình yêu, sự tự hào hay lòng yêu nước. 'Chỉ có một thứ giống như Coca-Cola là tự thân Coca-Cola mà thôi. Nó chính là thứ thật'. Thậm chí, người dân Mỹ đã chúc mừng thật hay các phi hành gia Apollo như thế này: 'Đón mừng trở về với trái đất, nhà của Coca-Cola'.

Nếu bạn đã nói với toàn thế giới rằng bạn là 'thứ thật', bạn không thể rồi lại là một 'thứ thật mới'. Cứ y như là giới thiệu một 'thượng đế mới' vậy.

Lời bình: Qua sai lầm đổi tên thương hiệu, Coca-Cola đã hiểu ra rằng marketing thì quan trọng hơn tự thân sản phẩm nhiều và thương hiệu là không thể thay đổi vì nó đã ăn sâu vào tâm trí khách hàng, chỉ có thể dựa trên thương hiệu đó để cho ra đời nhiều sản phẩm mới
Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012 18:56

Quy định của pháp luật về phá sản Doanh nghiệp

Thanh lap cong ty - Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Phá sản không chỉ là sự xung đột lợi ích giữa con nợ mất khả năng thanh toán với các chủ nợ của nó mà còn dẫn đến sự xung đột với lợi ích của tập thể người lao động làm việc tại cơ sở của con nợ, đến lợi ích chung của xã hội, đến tình hình trật tự trị an tại một địa phương, vùng lãnh thổ nhất định nào đó. Theo đó doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

>>> Thanh lap cong ty 

Theo hướng dẫn tại mục 2 Phần I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28-4-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản, thì doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có các khoản nợ đến hạn: Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm); đã rõ ràng; được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp;

- Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán. Chủ nợ yêu cầu phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã…). Do vậy, đối với chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi:

+ Có khoản nợ đến hạn;

+ Chủ nợ đã yêu cầu;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ không có khả năng thanh toán.

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT:

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán quyết định mở thủ tục phá sản. Căn cứ vào quy định cụ thể của Luật phá sản, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lí tài sản các khoản nợ ; hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lí tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

A. NGƯỜI NỘP ĐƠN:

1. Những người có quyền nộp đơn:

- Chủ nợ;

- Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động;

- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước;

- Các cổ đông công ty cổ phần;

- Thành viên hợp danh công ty hợp danh.

2. Những người có nghĩa vụ nộp đơn:

- Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

B. HỒ SƠ BAO GỒM:

I. Người nộp đơn là chủ nợ:

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;

d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán;

đ) Quá trình đòi nợ;

e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

II. Người nộp đơn là người lao động:

1. Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của ngừơi làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;

d) Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp không trả được cho người lao động;

đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

III. Người nộp đơn là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:

1. Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp;

c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.

4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải đựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;

d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;

đ) Danh sách những ng­ười mắc nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chư­a đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;

e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;

g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

IV. Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước:

1. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện như mục III trên đây.

V. Người nộp đơn là các cổ đông Công ty cổ phần:

1. Khi nhận thấy Công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn đ­ược thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành đ­ược đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đ­ược thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e .

VI. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh:

1. Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện như mục III.

C. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT:

- Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày Toà án thụ lý hồ sơ.

- Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

- Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.

Nhãn hiệu độc quyền. Nhãn hiệu độc quyền là gì?


Dang ky nhan hieu - Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ (trừ trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng).Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam muốn được hưởng quyền đối với nhãn hiệu phải trực tiếp làm đơn xin cấp văn bằng bảo hộ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc uỷ quyền cho một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ đã được cấp chứng chỉ hành nghề.

>>> dang ky nhan hieu

Bạn là một nhà kinh doanh, chắc chắn bạn phải hoạt động dựa trên nhãn hiệu của một mặt hàng hay một loại dịch vụ nào đó. Nếu nhãn hiệu mà bạn dùng không được bảo hộ pháp lý đúng mức, sẽ bị hạn chế hoặc thậm chí mất hẳn khả năng chống lại các hoạt động sản xuất hàng giả hoặc hàng nhái nhằm lợi dụng các thành quả đầu tư của nhãn hiệu. Ngược lại, nếu nhãn hiệu đó khởi động việc đi vào thị trường một nước khác bằng hoạt động đăng ký bảo hộ pháp lý kịp thời, nhãn hiệu sẽ ngăn chặn được khả năng xâm nhập thị trường của các nhãn hiệu trùng lắp hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn dùng cho sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, nếu sản phẩm mang nhãn có sử dụng một sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp độc quyền hay các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ khác (thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng mới, chỉ dẫn địa lý), đăng ký nhãn hiệu độc quyền có thể tạo lập và duy trì được chất lượng cảm thụ riêng có so với các nhãn hiệu cạnh tranh, và xác lập được cho mình một lợi thế pháp lý trên thương trường.

Bạn có thể tham khảo các quy trình thông qua sách luật hoặc có thể đến với chúng tôi Công Ty TNHH Khoa Học Trí Tuệ để được tư vấn tốt nhấ. Chúng tôi luôn chờ đón và sẵn sàng tư vấn mọi thắc mắc của các bạn. Hãy đến với công ty của chúng tôi để có những tư vấn tốt nhất, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho bạn những thông tin tốt nhất.DĐ: 0928191916
Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012 18:13

Bản quyền là gì?

Bản quyền là gì?

Bản quyền là hình thức bảo vệ được cung cấp cho các tác phẩm gốc có tác giả, bao gồm các tác phẩm văn học, kịch, nhạc, đồ họa và các sản phẩm nghe nhìn. "Bản quyền" nghĩa đen là quyền được sao chép, nhưng nghĩa rộng là phần chính của các quyền độc quyền theo luật pháp được cấp cho chủ bản quyền để bảo vệ tác phẩm của mình.


Bảo vệ bản quyền nghĩa là chủ bản quyền có thể kiểm soát việc sử dụng nhất định đối với tác phẩm của mình. Quan trọng nhất là biện pháp bảo vệ này cung cấp cho chủ bản quyền quyền kiểm soát việc sao chép nội dung của họ, điều chỉnh và truyền tải nội dung. Việc tải lên và chia sẻ nội dung qua Internet hàm ý nhiều quyền độc quyền của chủ bản quyền. Bản chất độc quyền của bản quyền nghĩa là chỉ chủ bản quyền mới có thể quyết định ai tham gia vào những hoạt động liên quan đến nội dung của họ.

Có các giới hạn đối với bản quyền. Nói chung, giới hạn không bảo vệ các ý tưởng hoặc thông tin thực tế. Ngoài ra, có một số cách sử dụng tài liệu bảo vệ bản quyền được luật cho phép. Chẳng hạn, điều này có nghĩa là sự cho phép của chủ bản quyền là không bắt buộc khi sử dụng tác phẩm của họ trong video. Bản chất chính xác của những trường hợp ngoại lệ này đối với việc bảo vệ bản quyền phụ thuộc vào luật bản quyền áp dụng trong từng quốc gia. Ở Hoa Kỳ, trường hợp ngoại lệ quan trọng nhất là sử dụng hợp pháp. Ở Anh Quốc, có các trường hợp ngoại lệ về phân phối hợp pháp đối với việc sử dụng cụ thể như phê bình và đánh giá hoặc báo cáo tin tức. Ở Brazil, các trường hợp ngoại lệ được ghi thành từng mục và cụ thể cũng như bao gồm các trích dẫn có quy kết hoặc các đoạn trích ngắn để sử dụng cá nhân.
Vi phạm bản quyền là gì?

Vi phạm bản quyền xảy ra khi một tác phẩm có bản quyền được sao chép, phân phối, trình diễn, hiển thị công khai hoặc được dùng để tạo thành tác phẩm phái sinh mà không có sự cho phép của chủ bản quyền.
YouTube tôn trọng quyền của chủ bản quyền và nhà xuất bản, đồng thời yêu cầu tất cả người dùng xác nhận họ sở hữu bản quyền hoặc được chủ bản quyền cho phép tải lên nội dung. Chúng tôi tuân thủ Luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (DMCA) và các luật bản quyền áp dụng khác, đồng thời nhanh chóng xóa nội dung khi được thông báo đúng cách.

Nếu bạn đăng nội dung vi phạm bản quyền, video của bạn sẽ bị xóa và có thể bạn sẽ bị phạt tiền nếu chủ bản quyền quyết định khởi tố (đây là vấn đề nghiêm trọng—bạn có thể bị kiện!). Tài khoản của những người vi phạm nhiều lần sẽ bị chấm dứt. Những người dùng này bị cấm sử dụng YouTube vĩnh viễn.

YouTube hi vọng rằng bạn sẽ giúp chúng tôi bảo vệ quyền của các nghệ sĩ và người sáng tạo, đồng thời hợp tác với chúng tôi để giữ cho cộng đồng của chúng ta là một cộng đồng sáng tạo, hợp pháp và có trải nghiệm tích cực dành cho tất cả mọi người.

Tôi làm cách nào để tránh vi phạm bản quyền?

Để đảm bảo rằng video của bạn không vi phạm bản quyền của người khác thì chỉ có cách là sử dụng kỹ năng và trí tưởng tượng của mình để tạo nội dung hoàn toàn mới. Điều này có thể đơn giản như việc quay lại cảnh một số bạn bè của bạn đùa nghịch cho đến phức tạp như việc tự làm phim ngắn với kịch bản, diễn viên và toàn bộ tác phẩm của riêng bạn. Nếu toàn bộ video đó là của bạn, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về bản quyền—bạn sở hữu video đó! Ngoài ra, hãy đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc khác trong điều khoản sử dụng.

Hãy chắc chắn rằng tất cả các thành phần trong video của bạn là các thành phần sáng tạo nguyên gốc—thậm chí cả phần âm thanh. Ví dụ: nếu bạn sử dụng rãnh âm thanh của một bản ghi âm do một công ty ghi âm sở hữu mà không có sự cho phép của công ty đó, video của bạn có thể vi phạm bản quyền của người khác và có thể bị xóa. YouTube cung cấp một thư viện nhạc đã được cấp phép để hỗ trợ video của bạn. Hãy thử dùng Hoán đổi âm thanh ngay bây giờ!

Sau đây là một số nguyên tắc giúp bạn xác định liệu video của mình có vi phạm bản quyền của người khác hay không.

Nếu bạn ghi băng video từ truyền hình cáp, ghi băng video từ màn hình TV hoặc tải video xuống từ trang web khác thì video đó vẫn có thể vi phạm bản quyền và cần có sự cho phép của chủ bản quyền khi phân phối hay chỉ có thể được sử dụng trong giới hạn ngoại lệ bản quyền hợp pháp.

Nếu bạn trả tiền cho chủ sở hữu/tác giả/nhạc sĩ—video đó vẫn có thể vi phạm bản quyền.

Nếu bạn không bán video vì tiền—video đó vẫn có thể vi phạm bản quyền.

Nếu các video tương tự xuất hiện trên trang web của chúng tôi— các video đó vẫn có thể vi phạm bản quyền.

Nếu video có chứa thông báo bản quyền—video đó vẫn có thể vi phạm bản quyền.

Nếu bạn tạo một video từ các clip ngắn với nội dung có bản quyền—mặc dù bạn đã chỉnh sửa hoàn toàn video, nội dung đó vẫn có thể vi phạm bản quyền.Các ví dụ về tác phẩm có bản quyền

Lý do thường gặp nhất mà chúng tôi gỡ video xuống do vi phạm bản quyền là những video này là các bản sao chép trái phép nội dung có bản quyền và chủ sở hữu nội dung có bản quyền đã thông báo cho chúng tôi rằng nội dung của họ đang bị sử dụng mà không có sự cho phép. Khi chúng tôi biết được việc sử dụng trái phép, chúng tôi sẽ xóa video đó ngay. Xem http://www.copyright.gov/circs/circ01.pdf để biết thêm thông tin về luật bản quyền của Hoa Kỳ.

Một số ví dụ về nội dung có khả năng vi phạm bản quyền là:

Chương trình truyền hình

Các video nhạc, chẳng hạn như những video mà bạn có thể tìm thấy trên kênh video nhạc

Các video về buổi hòa nhạc trực tiếp, ngay cả khi bạn tự quay video

Phim và video giới thiệu phim

Quảng cáo thương mại

Trình chiếu những chương trình có ảnh hoặc hình ảnh của một người khác

(nhacphat.net)
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012 19:27

TNHH 1 với 2 thành viên khác nhau cái gì?


Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên (HH1) và hai thành viên trở lên (HH2) giống nhau ở chỗ là nếu không trả được nợ đến hạn mà công ty bị chủ nợ thưa thì nó sẽ có thể mất sạch tài sản (phá sản). Thế nhưng những người đã bỏ tiền lập ra chúng chỉ bị mất hết số tiền họ đã bỏ vào đó mà thôi; không phải lấy tiền từ nhà ra để trả cho hết số tiền mà công ty nợ các chủ nợ (những người đã xuất tiền cho công ty qua việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, cho vay...). Người ta nói rằng những người góp vốn chịu trách nhiệm giới hạn. Suy ra, khi họ được hưởng chế độ hữu hạn thì chủ nợ của công ty phải... trả giá!


Công ty HH2 đã xuất hiện trên thế giới hàng trăm năm nay còn HH1 thì mới khoảng hơn 30 năm. Lý do luật pháp thiết lập HH1 là để khuyến khích người có tiền bỏ ra kinh doanh mà không phải lo mất sạch của cải. Ở ta, HH1 có từ năm 2000, nhưng việc thành lập nó bị hạn chế. Năm 2005, Luật Doanh nghiệp hiện hành cởi mở hơn.


Hai công ty này khác nhau về hai điểm chính. Một là HH1 chỉ có một người bỏ vốn, trong khi cái kia có từ 2-50 người góp vốn. Vậy HH2 có thể gọi vốn nhiều; còn HH1 thì có giới hạn, trừ khi người bỏ tiền giàu xụ như... Nhà nước. Hai là, ai bỏ tiền thì có quyền sử dụng tiền đã bỏ vào công ty để buộc nó kinh doanh làm cho tiền của mình sinh lời lãi (gọi là cổ tức). Đó là quyền quản trị của họ. HH1 chỉ có một người thì sự quản trị nó khác với HH2 có nhiều người.

Người chủ của HH1 sẽ quyết định một mình. Tuy nhiên, ông ta có thể cử một người duy nhất làm chủ tịch, hay cử một số người khác và lập thành một hội đồng thành viên có bao nhiêu người tùy ý, để góp ý hay triển khai lệnh của ông ta tại công ty (gọi là quản lý). Chủ tịch hay hội đồng thành viên sẽ cử một người khác làm giám đốc trông coi công việc hàng ngày của công ty (gọi là điều hành). Cả chủ tịch, hội đồng lẫn giám đốc đều là người được ủy quyền để làm theo quyết định của người bỏ tiền.

HH2 có ít nhất hai người góp vốn thì cả hai cùng quản lý công ty và họ lập một hội đồng thành viên, trong đó mỗi người quyết định theo số tiền họ đã góp (gọi là tỷ lệ vốn góp); ai có tỷ lệ cao thì người ấy có ưu thế hơn khi quyết định. Nói cách khác, các thành viên chia sẻ quyền quản trị công ty; người góp vốn nhiều sẽ có nhiều quyền hơn. Chỉ trong những trường hợp có tính sinh tử của công ty (tăng vốn, sáp nhập, giải thể, bán tài sản...) thì người có tỷ lệ vốn thấp mới có tiếng nói (quyền phủ quyết).

Để thể hiện điều này luật buộc trong những quyết định sinh tử phải có ít nhất 75% số vốn góp. Bởi thế, trong HH2, người có tỷ lệ góp vốn cao mà muốn quyết cái gì cũng được hết, giống như người bỏ tiền trong HH1, thì phải nắm 76% tổng số vốn góp. Ấy là trường hợp HH2 chỉ có hai thành viên; nếu có nhiều hơn thì các thành viên khi quyết định phải thuyết phục nhau để có một khối có 76% tổng số vốn góp.

Hội đồng thành viên sẽ cử giám đốc để điều hành công ty và giám đốc làm theo lệnh của hội đồng thành viên.

Các điểm giống và khác nhau giữa hai loại công ty này là như thế. Một khi đã hoạt động thì cả hai đều phải tuân theo các luật có liên quan vì đều là pháp nhân.

(thesaigontimes.vn)

Cty TNHH 1 thành viên là gì?



Cty TNHH 1 thành viên là gì vậy?nó khác với Cty THHH ở chỗ nào?
Công ty TNHH Một thành viên cũng là công ty TNHH,

Công Ty TNHH là một loại hình mà có tối đa là 50 thành viên và chỉ chịu trách nhiệm với số vốn mà các thành viên đã góp vào công ty, công ty có tư cách pháp nhân.


Công ty TNHH có 2 loại:

1.Công ty TNHH một thành viên có nghĩa là công ty chỉ có duy nhất một thành viên góp vốn, thành viên đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức

2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có nghĩa là thành viên công ty có từ hai thành viên công ty. và tối đa là 50 thành viên

Điểm khác biệt rõ nhất giữa công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên đó là về cơ cấu tổ chức.

Công ty TNHH một thành viên chỉ có một thành viên làm chủ cho nên thành viên đó là chủ sở hữu công ty, có toàn quyền quyết định mọi việc trong công ty.

Còn công ty TNHH hai thành viên trở lên thì do có từ hai thành viên nên việc quyết định các công việc của công ty phải có quyết định của hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên là bao gồm tất cả các thành viên tham gia góp vốn vào công ty.
 

Chia sẻ