Simpan » Người đăng: Unknown » Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012 »
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012 comment

TNHH 1 với 2 thành viên khác nhau cái gì?


Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên (HH1) và hai thành viên trở lên (HH2) giống nhau ở chỗ là nếu không trả được nợ đến hạn mà công ty bị chủ nợ thưa thì nó sẽ có thể mất sạch tài sản (phá sản). Thế nhưng những người đã bỏ tiền lập ra chúng chỉ bị mất hết số tiền họ đã bỏ vào đó mà thôi; không phải lấy tiền từ nhà ra để trả cho hết số tiền mà công ty nợ các chủ nợ (những người đã xuất tiền cho công ty qua việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, cho vay...). Người ta nói rằng những người góp vốn chịu trách nhiệm giới hạn. Suy ra, khi họ được hưởng chế độ hữu hạn thì chủ nợ của công ty phải... trả giá!


Công ty HH2 đã xuất hiện trên thế giới hàng trăm năm nay còn HH1 thì mới khoảng hơn 30 năm. Lý do luật pháp thiết lập HH1 là để khuyến khích người có tiền bỏ ra kinh doanh mà không phải lo mất sạch của cải. Ở ta, HH1 có từ năm 2000, nhưng việc thành lập nó bị hạn chế. Năm 2005, Luật Doanh nghiệp hiện hành cởi mở hơn.


Hai công ty này khác nhau về hai điểm chính. Một là HH1 chỉ có một người bỏ vốn, trong khi cái kia có từ 2-50 người góp vốn. Vậy HH2 có thể gọi vốn nhiều; còn HH1 thì có giới hạn, trừ khi người bỏ tiền giàu xụ như... Nhà nước. Hai là, ai bỏ tiền thì có quyền sử dụng tiền đã bỏ vào công ty để buộc nó kinh doanh làm cho tiền của mình sinh lời lãi (gọi là cổ tức). Đó là quyền quản trị của họ. HH1 chỉ có một người thì sự quản trị nó khác với HH2 có nhiều người.

Người chủ của HH1 sẽ quyết định một mình. Tuy nhiên, ông ta có thể cử một người duy nhất làm chủ tịch, hay cử một số người khác và lập thành một hội đồng thành viên có bao nhiêu người tùy ý, để góp ý hay triển khai lệnh của ông ta tại công ty (gọi là quản lý). Chủ tịch hay hội đồng thành viên sẽ cử một người khác làm giám đốc trông coi công việc hàng ngày của công ty (gọi là điều hành). Cả chủ tịch, hội đồng lẫn giám đốc đều là người được ủy quyền để làm theo quyết định của người bỏ tiền.

HH2 có ít nhất hai người góp vốn thì cả hai cùng quản lý công ty và họ lập một hội đồng thành viên, trong đó mỗi người quyết định theo số tiền họ đã góp (gọi là tỷ lệ vốn góp); ai có tỷ lệ cao thì người ấy có ưu thế hơn khi quyết định. Nói cách khác, các thành viên chia sẻ quyền quản trị công ty; người góp vốn nhiều sẽ có nhiều quyền hơn. Chỉ trong những trường hợp có tính sinh tử của công ty (tăng vốn, sáp nhập, giải thể, bán tài sản...) thì người có tỷ lệ vốn thấp mới có tiếng nói (quyền phủ quyết).

Để thể hiện điều này luật buộc trong những quyết định sinh tử phải có ít nhất 75% số vốn góp. Bởi thế, trong HH2, người có tỷ lệ góp vốn cao mà muốn quyết cái gì cũng được hết, giống như người bỏ tiền trong HH1, thì phải nắm 76% tổng số vốn góp. Ấy là trường hợp HH2 chỉ có hai thành viên; nếu có nhiều hơn thì các thành viên khi quyết định phải thuyết phục nhau để có một khối có 76% tổng số vốn góp.

Hội đồng thành viên sẽ cử giám đốc để điều hành công ty và giám đốc làm theo lệnh của hội đồng thành viên.

Các điểm giống và khác nhau giữa hai loại công ty này là như thế. Một khi đã hoạt động thì cả hai đều phải tuân theo các luật có liên quan vì đều là pháp nhân.

(thesaigontimes.vn)


Jangan lupa di share dan like TNHH 1 với 2 thành viên khác nhau cái gì? bro / sist

Save url to wapmaster
Similiar Post :
0 nhận xét:
Berikan tanggapan untuk artikel TNHH 1 với 2 thành viên khác nhau cái gì?

 

Chia sẻ