Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012 19:39

Khám phá thú vị về thương hiệu Coca-Cola


Coca-Cola là một thương hiệu nổi tiếng trong nghành kinh doanh nước giải khát, nhưng ít ai biết được rằng hàng năm công ty này sử dụng tới hơn 300.000 tấn nhôm để sản xuất vỏ lon chỉ riêng tại thị trường Mỹ.
1. Coca-Cola chiếm 3,1% tổng lượng sản phẩm đồ uống trên toàn thế giới. Cứ 55 tỷ đồ uống có gas mỗi ngày được tiêu thụ thì có tới 1,7 tỷ đôla là thuộc về các thương hiệu của Coca-Cola .

>>> Dang ky nhan hieu


2. Coca-Cola có gần 500 nhãn hàng, bao gồm hơn 3.500 loại đồ uống khác nhau: kể cả nước uống so đa hay đậu nành. Điều đó có nghĩa rằng nếu mỗi ngày bạn uống một sản phẩm của Coca-Cola thì bạn sẽ phải mất tới 9 năm để có thể thưởng thức được hết tất cả mọi loại sản phẩm của công ty này.



3. Coca-Cola được cho là "nền kinh tế" lớn thứ 84 trên toàn thế giới với doanh thu hàng năm ước tính khoảng 35,1 tỷ đôla.



4. Theo số liệu từ top 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới, giá trị ước tính của công ty này khoảng 74 tỷ đôla, nhiều hơn tất cả những đối thủ cạnh tranh của mình như Budweiser, Pepsi, Starbucks hay Red Bull.



5. Mặc dù doanh thu năm ngoái của Coca-Cola giảm 38% khiến công ty này phải xếp sau tập đoàn PepsiCo, tuy nhiên, tổng lợi nhuận của riêng mặt hàng nước ngọt của Coca-Cola là 28 tỷ đôla, nhiều hơn so với 12 tỷ đôla doanh thu của Pepsi.



6. Nếu lượng Coca-Cola mà công ty đã từng sản xuất từ trước tới giờ đựng trong chai và xếp cạnh nhau thì có thể trải dài một quãng đường gấp 2.000 lần độ dài từ trái đất đến mặt trăng.



7. 94% dân số toàn thế giới có thể nhận ra logo màu đỏ trắng của Coca-Cola .



8. Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu.



9. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần.



10. Chi phí Coca-Cola chi cho quảng cáo nhiều hơn tổng chi phí quảng cáo của Microsofl và Apple cộng lại.



11. Trung bình một người Mỹ tiêu thụ 4,9 kg đường một năm từ sản phẩm của Coca-Cola .



12. Trung bình người Mexico mỗi năm uống nhiều sản phẩm của Coca-Cola hơn người Mỹ, Anh và Trung Quốc cộng lại.



13. Trung bình một năm, Coca-Cola dùng 300.000 tấn nhôm để sản xuất vỏ lon tại riêng thị trường Mỹ.

Bài học từ thương hiệu Coca-Cola


Năm 1985, Coca-Cola quyết định ngưng sản xuất thương hiệu nước ngọt danh tiếng của họ và thay thế nó bằng một sản phẩm có công thức mới : New Coke. Một trong số những lí do dẫn đến quyết định tiềm ẩn đầy thảm họa này là sự cạnh tranh không ngừng tăng lên giữa Coca-Cola và Pepsi-Cola trong nhiều năm qua.

>>>> Đăng ký nhãn hiệu

Trong thập niên 80, Pepsi đem nhãn hiệu Pepsi Challenge đi khắp thế giới và thông báo về sự có mặt của 'Thế hệ Pepsi' cùng với hợp đồng với những ngôi sao lừng danh. Coca-Cola cũng chẳng vừa khi đưa ra sản phẩm Diet Coke dành cho người ăn kiêng. Đòn phản hồi tiếp sau đó của Pepsi là chê bai Coke (của Coca-Cola) ít ngọt hơn Pepsi. Chiêu này đã có tác dụng: Coke thì đứng yên trong khi Pepsi lại liên tục tăng trưởng. Lúc này chỉ có hệ thống phân phối hiệu quả hơn của Coke (kiểu như máy bán hàng tự động của Coke nhiều hơn Pepsi) mới giữ cho Coke vẫn đứng ở vị trí dẫn đầu.




Vấn nạn chính, như Coca-Cola nhận định, là do tự thân sản phẩm, mà ở đây là vấn đề của hương vị. Công ty bắt đầu thực hiện 200.000 cuộc thử nghiệm mùi vị cho sản phẩm mới và kết quả mỹ mãn.Một năm sau (1985) họ có New Coke. Hương vị mới không những ăn đứt Coca-Cola nguyên thuỷ mà còn được chuộng hơn cả Pepsi-Cola. Tuy nhiên nếu Coca-Cola vẫn đứng trước Pepsi, họ không thể có cùng lúc Coca-Cola và New Coke cạnh tranh trực tiếp nhau trên các kệ hàng. Vì vậy phải quyết định loại bỏ Coca-Cola và giới thiệu New Coke thế vào đó.

Nhưng Công ty Coca-Cola không đánh giá đúng về sức mạnh thương hiệu đầu tiên của họ. Đây được coi như một sai lầm marketing lớn nhất của mọi thời đại. Mãi lực dành cho New Coke trở nên tồi tệ và công chúng trở nên giận dữ vì thực tế Coca-Cola không còn tồn tại được bao lâu nữa. Từ dành cho Coca-Cola phải là 'niềm đam mê truyền thống' - là một thứ gì đó chộp lấy chúng ta bằng sự bất ngờ. Nó là một nhiệm màu Mỹ tuyệt vời, một phép lạ Mỹ đáng yêu và bạn không thể đo lường được nó cũng như với tình yêu, sự tự hào hay lòng yêu nước. 'Chỉ có một thứ giống như Coca-Cola là tự thân Coca-Cola mà thôi. Nó chính là thứ thật'. Thậm chí, người dân Mỹ đã chúc mừng thật hay các phi hành gia Apollo như thế này: 'Đón mừng trở về với trái đất, nhà của Coca-Cola'.

Nếu bạn đã nói với toàn thế giới rằng bạn là 'thứ thật', bạn không thể rồi lại là một 'thứ thật mới'. Cứ y như là giới thiệu một 'thượng đế mới' vậy.

Lời bình: Qua sai lầm đổi tên thương hiệu, Coca-Cola đã hiểu ra rằng marketing thì quan trọng hơn tự thân sản phẩm nhiều và thương hiệu là không thể thay đổi vì nó đã ăn sâu vào tâm trí khách hàng, chỉ có thể dựa trên thương hiệu đó để cho ra đời nhiều sản phẩm mới
Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012 18:56

Quy định của pháp luật về phá sản Doanh nghiệp

Thanh lap cong ty - Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Phá sản không chỉ là sự xung đột lợi ích giữa con nợ mất khả năng thanh toán với các chủ nợ của nó mà còn dẫn đến sự xung đột với lợi ích của tập thể người lao động làm việc tại cơ sở của con nợ, đến lợi ích chung của xã hội, đến tình hình trật tự trị an tại một địa phương, vùng lãnh thổ nhất định nào đó. Theo đó doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

>>> Thanh lap cong ty 

Theo hướng dẫn tại mục 2 Phần I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28-4-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản, thì doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có các khoản nợ đến hạn: Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm); đã rõ ràng; được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp;

- Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán. Chủ nợ yêu cầu phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã…). Do vậy, đối với chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi:

+ Có khoản nợ đến hạn;

+ Chủ nợ đã yêu cầu;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ không có khả năng thanh toán.

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT:

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán quyết định mở thủ tục phá sản. Căn cứ vào quy định cụ thể của Luật phá sản, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lí tài sản các khoản nợ ; hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lí tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

A. NGƯỜI NỘP ĐƠN:

1. Những người có quyền nộp đơn:

- Chủ nợ;

- Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động;

- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước;

- Các cổ đông công ty cổ phần;

- Thành viên hợp danh công ty hợp danh.

2. Những người có nghĩa vụ nộp đơn:

- Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

B. HỒ SƠ BAO GỒM:

I. Người nộp đơn là chủ nợ:

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;

d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán;

đ) Quá trình đòi nợ;

e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

II. Người nộp đơn là người lao động:

1. Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của ngừơi làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;

d) Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp không trả được cho người lao động;

đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

III. Người nộp đơn là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:

1. Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp;

c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.

4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải đựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;

d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;

đ) Danh sách những ng­ười mắc nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chư­a đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;

e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;

g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

IV. Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước:

1. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện như mục III trên đây.

V. Người nộp đơn là các cổ đông Công ty cổ phần:

1. Khi nhận thấy Công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn đ­ược thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành đ­ược đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đ­ược thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e .

VI. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh:

1. Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện như mục III.

C. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT:

- Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày Toà án thụ lý hồ sơ.

- Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

- Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.

Nhãn hiệu độc quyền. Nhãn hiệu độc quyền là gì?


Dang ky nhan hieu - Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ (trừ trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng).Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam muốn được hưởng quyền đối với nhãn hiệu phải trực tiếp làm đơn xin cấp văn bằng bảo hộ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc uỷ quyền cho một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ đã được cấp chứng chỉ hành nghề.

>>> dang ky nhan hieu

Bạn là một nhà kinh doanh, chắc chắn bạn phải hoạt động dựa trên nhãn hiệu của một mặt hàng hay một loại dịch vụ nào đó. Nếu nhãn hiệu mà bạn dùng không được bảo hộ pháp lý đúng mức, sẽ bị hạn chế hoặc thậm chí mất hẳn khả năng chống lại các hoạt động sản xuất hàng giả hoặc hàng nhái nhằm lợi dụng các thành quả đầu tư của nhãn hiệu. Ngược lại, nếu nhãn hiệu đó khởi động việc đi vào thị trường một nước khác bằng hoạt động đăng ký bảo hộ pháp lý kịp thời, nhãn hiệu sẽ ngăn chặn được khả năng xâm nhập thị trường của các nhãn hiệu trùng lắp hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn dùng cho sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, nếu sản phẩm mang nhãn có sử dụng một sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp độc quyền hay các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ khác (thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng mới, chỉ dẫn địa lý), đăng ký nhãn hiệu độc quyền có thể tạo lập và duy trì được chất lượng cảm thụ riêng có so với các nhãn hiệu cạnh tranh, và xác lập được cho mình một lợi thế pháp lý trên thương trường.

Bạn có thể tham khảo các quy trình thông qua sách luật hoặc có thể đến với chúng tôi Công Ty TNHH Khoa Học Trí Tuệ để được tư vấn tốt nhấ. Chúng tôi luôn chờ đón và sẵn sàng tư vấn mọi thắc mắc của các bạn. Hãy đến với công ty của chúng tôi để có những tư vấn tốt nhất, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho bạn những thông tin tốt nhất.DĐ: 0928191916
Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012 18:13

Bản quyền là gì?

Bản quyền là gì?

Bản quyền là hình thức bảo vệ được cung cấp cho các tác phẩm gốc có tác giả, bao gồm các tác phẩm văn học, kịch, nhạc, đồ họa và các sản phẩm nghe nhìn. "Bản quyền" nghĩa đen là quyền được sao chép, nhưng nghĩa rộng là phần chính của các quyền độc quyền theo luật pháp được cấp cho chủ bản quyền để bảo vệ tác phẩm của mình.


Bảo vệ bản quyền nghĩa là chủ bản quyền có thể kiểm soát việc sử dụng nhất định đối với tác phẩm của mình. Quan trọng nhất là biện pháp bảo vệ này cung cấp cho chủ bản quyền quyền kiểm soát việc sao chép nội dung của họ, điều chỉnh và truyền tải nội dung. Việc tải lên và chia sẻ nội dung qua Internet hàm ý nhiều quyền độc quyền của chủ bản quyền. Bản chất độc quyền của bản quyền nghĩa là chỉ chủ bản quyền mới có thể quyết định ai tham gia vào những hoạt động liên quan đến nội dung của họ.

Có các giới hạn đối với bản quyền. Nói chung, giới hạn không bảo vệ các ý tưởng hoặc thông tin thực tế. Ngoài ra, có một số cách sử dụng tài liệu bảo vệ bản quyền được luật cho phép. Chẳng hạn, điều này có nghĩa là sự cho phép của chủ bản quyền là không bắt buộc khi sử dụng tác phẩm của họ trong video. Bản chất chính xác của những trường hợp ngoại lệ này đối với việc bảo vệ bản quyền phụ thuộc vào luật bản quyền áp dụng trong từng quốc gia. Ở Hoa Kỳ, trường hợp ngoại lệ quan trọng nhất là sử dụng hợp pháp. Ở Anh Quốc, có các trường hợp ngoại lệ về phân phối hợp pháp đối với việc sử dụng cụ thể như phê bình và đánh giá hoặc báo cáo tin tức. Ở Brazil, các trường hợp ngoại lệ được ghi thành từng mục và cụ thể cũng như bao gồm các trích dẫn có quy kết hoặc các đoạn trích ngắn để sử dụng cá nhân.
Vi phạm bản quyền là gì?

Vi phạm bản quyền xảy ra khi một tác phẩm có bản quyền được sao chép, phân phối, trình diễn, hiển thị công khai hoặc được dùng để tạo thành tác phẩm phái sinh mà không có sự cho phép của chủ bản quyền.
YouTube tôn trọng quyền của chủ bản quyền và nhà xuất bản, đồng thời yêu cầu tất cả người dùng xác nhận họ sở hữu bản quyền hoặc được chủ bản quyền cho phép tải lên nội dung. Chúng tôi tuân thủ Luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (DMCA) và các luật bản quyền áp dụng khác, đồng thời nhanh chóng xóa nội dung khi được thông báo đúng cách.

Nếu bạn đăng nội dung vi phạm bản quyền, video của bạn sẽ bị xóa và có thể bạn sẽ bị phạt tiền nếu chủ bản quyền quyết định khởi tố (đây là vấn đề nghiêm trọng—bạn có thể bị kiện!). Tài khoản của những người vi phạm nhiều lần sẽ bị chấm dứt. Những người dùng này bị cấm sử dụng YouTube vĩnh viễn.

YouTube hi vọng rằng bạn sẽ giúp chúng tôi bảo vệ quyền của các nghệ sĩ và người sáng tạo, đồng thời hợp tác với chúng tôi để giữ cho cộng đồng của chúng ta là một cộng đồng sáng tạo, hợp pháp và có trải nghiệm tích cực dành cho tất cả mọi người.

Tôi làm cách nào để tránh vi phạm bản quyền?

Để đảm bảo rằng video của bạn không vi phạm bản quyền của người khác thì chỉ có cách là sử dụng kỹ năng và trí tưởng tượng của mình để tạo nội dung hoàn toàn mới. Điều này có thể đơn giản như việc quay lại cảnh một số bạn bè của bạn đùa nghịch cho đến phức tạp như việc tự làm phim ngắn với kịch bản, diễn viên và toàn bộ tác phẩm của riêng bạn. Nếu toàn bộ video đó là của bạn, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về bản quyền—bạn sở hữu video đó! Ngoài ra, hãy đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc khác trong điều khoản sử dụng.

Hãy chắc chắn rằng tất cả các thành phần trong video của bạn là các thành phần sáng tạo nguyên gốc—thậm chí cả phần âm thanh. Ví dụ: nếu bạn sử dụng rãnh âm thanh của một bản ghi âm do một công ty ghi âm sở hữu mà không có sự cho phép của công ty đó, video của bạn có thể vi phạm bản quyền của người khác và có thể bị xóa. YouTube cung cấp một thư viện nhạc đã được cấp phép để hỗ trợ video của bạn. Hãy thử dùng Hoán đổi âm thanh ngay bây giờ!

Sau đây là một số nguyên tắc giúp bạn xác định liệu video của mình có vi phạm bản quyền của người khác hay không.

Nếu bạn ghi băng video từ truyền hình cáp, ghi băng video từ màn hình TV hoặc tải video xuống từ trang web khác thì video đó vẫn có thể vi phạm bản quyền và cần có sự cho phép của chủ bản quyền khi phân phối hay chỉ có thể được sử dụng trong giới hạn ngoại lệ bản quyền hợp pháp.

Nếu bạn trả tiền cho chủ sở hữu/tác giả/nhạc sĩ—video đó vẫn có thể vi phạm bản quyền.

Nếu bạn không bán video vì tiền—video đó vẫn có thể vi phạm bản quyền.

Nếu các video tương tự xuất hiện trên trang web của chúng tôi— các video đó vẫn có thể vi phạm bản quyền.

Nếu video có chứa thông báo bản quyền—video đó vẫn có thể vi phạm bản quyền.

Nếu bạn tạo một video từ các clip ngắn với nội dung có bản quyền—mặc dù bạn đã chỉnh sửa hoàn toàn video, nội dung đó vẫn có thể vi phạm bản quyền.Các ví dụ về tác phẩm có bản quyền

Lý do thường gặp nhất mà chúng tôi gỡ video xuống do vi phạm bản quyền là những video này là các bản sao chép trái phép nội dung có bản quyền và chủ sở hữu nội dung có bản quyền đã thông báo cho chúng tôi rằng nội dung của họ đang bị sử dụng mà không có sự cho phép. Khi chúng tôi biết được việc sử dụng trái phép, chúng tôi sẽ xóa video đó ngay. Xem http://www.copyright.gov/circs/circ01.pdf để biết thêm thông tin về luật bản quyền của Hoa Kỳ.

Một số ví dụ về nội dung có khả năng vi phạm bản quyền là:

Chương trình truyền hình

Các video nhạc, chẳng hạn như những video mà bạn có thể tìm thấy trên kênh video nhạc

Các video về buổi hòa nhạc trực tiếp, ngay cả khi bạn tự quay video

Phim và video giới thiệu phim

Quảng cáo thương mại

Trình chiếu những chương trình có ảnh hoặc hình ảnh của một người khác

(nhacphat.net)
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012 19:27

TNHH 1 với 2 thành viên khác nhau cái gì?


Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên (HH1) và hai thành viên trở lên (HH2) giống nhau ở chỗ là nếu không trả được nợ đến hạn mà công ty bị chủ nợ thưa thì nó sẽ có thể mất sạch tài sản (phá sản). Thế nhưng những người đã bỏ tiền lập ra chúng chỉ bị mất hết số tiền họ đã bỏ vào đó mà thôi; không phải lấy tiền từ nhà ra để trả cho hết số tiền mà công ty nợ các chủ nợ (những người đã xuất tiền cho công ty qua việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, cho vay...). Người ta nói rằng những người góp vốn chịu trách nhiệm giới hạn. Suy ra, khi họ được hưởng chế độ hữu hạn thì chủ nợ của công ty phải... trả giá!


Công ty HH2 đã xuất hiện trên thế giới hàng trăm năm nay còn HH1 thì mới khoảng hơn 30 năm. Lý do luật pháp thiết lập HH1 là để khuyến khích người có tiền bỏ ra kinh doanh mà không phải lo mất sạch của cải. Ở ta, HH1 có từ năm 2000, nhưng việc thành lập nó bị hạn chế. Năm 2005, Luật Doanh nghiệp hiện hành cởi mở hơn.


Hai công ty này khác nhau về hai điểm chính. Một là HH1 chỉ có một người bỏ vốn, trong khi cái kia có từ 2-50 người góp vốn. Vậy HH2 có thể gọi vốn nhiều; còn HH1 thì có giới hạn, trừ khi người bỏ tiền giàu xụ như... Nhà nước. Hai là, ai bỏ tiền thì có quyền sử dụng tiền đã bỏ vào công ty để buộc nó kinh doanh làm cho tiền của mình sinh lời lãi (gọi là cổ tức). Đó là quyền quản trị của họ. HH1 chỉ có một người thì sự quản trị nó khác với HH2 có nhiều người.

Người chủ của HH1 sẽ quyết định một mình. Tuy nhiên, ông ta có thể cử một người duy nhất làm chủ tịch, hay cử một số người khác và lập thành một hội đồng thành viên có bao nhiêu người tùy ý, để góp ý hay triển khai lệnh của ông ta tại công ty (gọi là quản lý). Chủ tịch hay hội đồng thành viên sẽ cử một người khác làm giám đốc trông coi công việc hàng ngày của công ty (gọi là điều hành). Cả chủ tịch, hội đồng lẫn giám đốc đều là người được ủy quyền để làm theo quyết định của người bỏ tiền.

HH2 có ít nhất hai người góp vốn thì cả hai cùng quản lý công ty và họ lập một hội đồng thành viên, trong đó mỗi người quyết định theo số tiền họ đã góp (gọi là tỷ lệ vốn góp); ai có tỷ lệ cao thì người ấy có ưu thế hơn khi quyết định. Nói cách khác, các thành viên chia sẻ quyền quản trị công ty; người góp vốn nhiều sẽ có nhiều quyền hơn. Chỉ trong những trường hợp có tính sinh tử của công ty (tăng vốn, sáp nhập, giải thể, bán tài sản...) thì người có tỷ lệ vốn thấp mới có tiếng nói (quyền phủ quyết).

Để thể hiện điều này luật buộc trong những quyết định sinh tử phải có ít nhất 75% số vốn góp. Bởi thế, trong HH2, người có tỷ lệ góp vốn cao mà muốn quyết cái gì cũng được hết, giống như người bỏ tiền trong HH1, thì phải nắm 76% tổng số vốn góp. Ấy là trường hợp HH2 chỉ có hai thành viên; nếu có nhiều hơn thì các thành viên khi quyết định phải thuyết phục nhau để có một khối có 76% tổng số vốn góp.

Hội đồng thành viên sẽ cử giám đốc để điều hành công ty và giám đốc làm theo lệnh của hội đồng thành viên.

Các điểm giống và khác nhau giữa hai loại công ty này là như thế. Một khi đã hoạt động thì cả hai đều phải tuân theo các luật có liên quan vì đều là pháp nhân.

(thesaigontimes.vn)

Cty TNHH 1 thành viên là gì?



Cty TNHH 1 thành viên là gì vậy?nó khác với Cty THHH ở chỗ nào?
Công ty TNHH Một thành viên cũng là công ty TNHH,

Công Ty TNHH là một loại hình mà có tối đa là 50 thành viên và chỉ chịu trách nhiệm với số vốn mà các thành viên đã góp vào công ty, công ty có tư cách pháp nhân.


Công ty TNHH có 2 loại:

1.Công ty TNHH một thành viên có nghĩa là công ty chỉ có duy nhất một thành viên góp vốn, thành viên đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức

2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có nghĩa là thành viên công ty có từ hai thành viên công ty. và tối đa là 50 thành viên

Điểm khác biệt rõ nhất giữa công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên đó là về cơ cấu tổ chức.

Công ty TNHH một thành viên chỉ có một thành viên làm chủ cho nên thành viên đó là chủ sở hữu công ty, có toàn quyền quyết định mọi việc trong công ty.

Còn công ty TNHH hai thành viên trở lên thì do có từ hai thành viên nên việc quyết định các công việc của công ty phải có quyết định của hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên là bao gồm tất cả các thành viên tham gia góp vốn vào công ty.

10 thương hiệu quốc gia được thèm khát nhất thế giới


Country Brand Index vừa công bố bảng xếp hạng các thương hiệu quốc gia danh giá nhất thế giới. Theo đó, một tin không vui dành cho Mỹ là họ không có mặt trong top 5.

Thương hiệu quốc gia được đánh giá dựa trên rất nhiều các khía cạnh trong đó có sự hấp dẫn về môi trường kinh doanh hay chất lượng cuộc sống và đặc biệt là dưới con mắt của toàn cầu... Nó thể hiện sức hút của quốc gia đó đối với cộng đồng toàn thế giới.


1. Thụy Sỹ

Hấp dẫn du lịch: 4

Sức hút của văn hóa và di sản: 4

Môi trường kinh doanh: 1

Chất lượng cuộc sống: 1

Hệ thống các giá trị: 1

Dẫn đầu nhiều chỉ số danh giá, Thụy Sỹ xứng đáng là quốc gia được người dân "thèm muốn" nhất trên thế giới.


2. Canada




Hấp dẫn du lịch: 14

Sức hút của văn hóa và di sản: 12

Môi trường kinh doanh: 5

Chất lượng cuộc sống: 4

Hệ thống các giá trị: 2

Với hình ảnh khá đẹp trong mắt bạn bè thế giới, Canada được xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng danh giá này.

3. Nhật Bản




Hấp dẫn du lịch: 2

Sức hút của văn hóa và di sản: 3

Môi trường kinh doanh: 3

Chất lượng cuộc sống: 8

Hệ thống các giá trị: 13

Mặc dù phải trải qua quá nhiều biến cố về kinh tế nhưng Nhật Bản vẫn là niềm mơ ước của nhiều quốc qua trên khắp thế giới.

4. Thụy Điển





Hấp dẫn du lịch: 14



Sức hút của văn hóa và di sản: 12



Môi trường kinh doanh: 5



Chất lượng cuộc sống: 4



Hệ thống các giá trị: 2



Thụy Điển luôn luôn được thế giới ca ngợi là một đất nước ổn định cả về kinh tế lẫn chất lượng cuộc sống. Nó trở thành bến đỗ an toàn của công dân trong suốt một thời gian dài.



5. New Zealand







Hấp dẫn du lịch: 11



Sức hút của văn hóa và di sản: 14



Môi trường kinh doanh: 17



Chất lượng cuộc sống: 9



Hệ thống các giá trị: 8



Mặc dù không phải quá ấn tượng về vị trí xếp hạng các chỉ tiêu so với nhiều cái tên trong bảng xếp hạng nhưng thương hiệu New Zealand vẫn đứng ở top 5.



6. Úc







Hấp dẫn du lịch: 10



Sức hút của văn hóa và di sản: 20



Môi trường kinh doanh: 14



Chất lượng cuộc sống: 10



Hệ thống các giá trị: 10



Nền kinh tế phát triển với tốc độ khá an toàn, không phải đối mặt với quá nhiều biến cố. Úc vẫn là một trong những thương hiệu quốc gia danh giá nhất trên thế giới.



7. Đức







Hấp dẫn du lịch: 7



Sức hút của văn hóa và di sản: 7



Môi trường kinh doanh: 2



Chất lượng các cuộc sống: 5



Hệ thống giá trị: 9



Là nền kinh tế hùng mạnh, Đức xứng đáng với vai trò trụ cột trong khu vực trong gia đoạn đại khủng hoảng hiện nay và thương hiệu hàng đầu thế giới.



8. Mỹ







Hấp dẫn du lịch: 5



Sức hút của văn hóa và di sản: 31



Môi trường kinh doanh: 8



Chất lượng cuộc sống: 15



Hệ thống các giá trị: 14



Là một cường quốc lớn nhất trên thế giới nhưng đáng tiếc là Mỹ chỉ xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng này.



9. Phần Lan







Hấp dẫn du lịch: 26



Sức hút của văn hóa và di sản: 16



Môi trường kinh doanh: 9



Chất lượng cuộc sống: 6



Hệ thống các giá trị: 5



Bứt phá mạnh mẽ trong thời gian qua, Phần Lan được thế giới nhắc đến nhiều. Quốc gia châu Âu này chứng tỏ được thương hiệu của mình khi có mặt trong bảng xếp hạng của Country Brand Index.



10. Na Uy







Hấp dẫn du lịch: 21



Sức hút của văn hóa và di sản: 15



Môi trường kinh doanh: 10



Chất lượng cuộc sống: 7



Hệ thống các giá trị: 7



Na Uy khiêm tốn đứng cuối bảng xếp hạng nhưng so với phần còn lại của thế giới thì họ vẫn là một cái tên đáng được thèm khát.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo qui định của pháp luật Việt Nam


Khi nhắc đến những nhãn hiệu như Coca-Cola, Intel, Microsoft..., chắc chắn người tiêu dùng trong từng lĩnh vực sẽ biết ngay những nhãn hiệu này được dùng cho sản phẩm gì.

Qua quá trình sử dụng, những nhãn hiêu này đã trở nên nổi tiếng, đem lại những lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Hằng năm, các tổ chức định giá nhãn hiệu trên thế giới thường tiến hành định giá các nhãn hiệu này.

Các nhãn hiệu này thường dược định giá lên tới hàng chục tỉ USD.

Nhãn hiệu nổi tiếng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó tất yếu dẫn đến việc pháp luật cần phải có các cơ chế điều chỉnh về vấn đề này. Bài viết này sẽ tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng.


Điều 6BIS của Công ước Paris về bảo hộ sở hưu công nghiệp có quy định:

“... các nước thành viên Liên hiệp có trách nhiệm, theo chức năng quản lý nếu luật quốc gia cho phép điều đó, hoặc theo đề nghị của bên có liên quan, từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, chuyển đổi, và có khả năng gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó như là nhãn hiệu thuộc về người được hưởng lợi thế của Công ước và sử dụng trên các loại hàng hoá giống hoặc tương tự. Những quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp thành phần chủ yếu của nhãn hiệu là sự sao chép của bất kỳ nhãn hiệu nổi tiếng nào hoặc sự bắt chước có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu trước đó...”



Theo quy định trên thì Công ước Paris không đưa ra bất kỳ một định nghĩa nào về nhãn hiệu nổi tiếng. Công ước chỉ quy định nghĩa vụ của các nước thành viên phải có cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chống lại việc vi phạm (sao chép, bắt chước, chuyển đổi, và có khả năng gây nhầm lẫn) của người thứ ba.



Việt Nam là thành viên của Công ước Paris từ năm 1994. Vì vậy, cũng như các thành viên khác Việt Nam cũng cần phải xây dựng một cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.



Tuy nhiên, phải đến tận năm 2001, tại Nghị định số 06/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp thì vấn đề nhãn hiệu nổi tiếng mới được quy định. Theo quy định tại Điểm 8b, Điều 2 của Nghị định này thì nhãn hiệu nổi tiếng được quy định như sau:



“...Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiếm cho nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi...”.



Đây có thể được coi là quá trình nội luật hoá các quy định của điều ước quốc tế vào các văn bản pháp luật Việt Nam đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến trong quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Tuy nhiên, Nghị định nêu trên chỉ đưa ra các tiêu chí xác đinhk nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này đã gây những khó khăn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận NHNT.



Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 27 Nghị định nêu trên, thì vấn đề xác lập quyền sở hữu NHNT được quy định như sau:



“...Người nộp đơn yêu cầu công nhận NHNT có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp về việc từ chối công nhận NHNT...”.



Theo quy định này thì có thể hiểu là việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT sẽ được tiến hành bằng con đường hành chính, khi các tổ chức, cá nhân nộp đơn yêu cầu công nhận NHNT và có các bằng chứng chứng minh thì Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT)) sẽ xem xét và ra quyết định công nhận NHNT. Các tổ chức, cá nhân đã hy vọng sẽ có một Thông tư hướng dẫn nghị định 06 trong đó quy định về các tiêu chí công nhận NHNT đồng thời quy đinhm trình tự, thủ tục, ra quyết định công nhận. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực hiện Nghị định 06 từ năm 2001 đến khi Luật sở hữu trí tuệ ra đời và có hiệu lực vào ngày 01/07/2006, đã không có bất cứ một Thông tư nào ra đời, đồng nghĩa với việc không có bất kỳ một NHNT nào được công nhận bằng quyết định của Cục SHTT.



Trên thực tế, việc công nhận NHNT chỉ được thực hiện theo từng vụ việc, một cách gián tieeos , ví dụ như khi có yêu cầu phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu hay huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu dựa trên cơ sở một NHNT. Một trong những ví dụ điển hình nhất là trường hợp của Công ty liên doanh Thuỷ Tạ-Ophix, công ty này đã tiến hành đăng ký 02 nhãn hiệu tại Việt Nam là nhãn hiệu MC DONARD và nhãn hiệu PIZZA HUT. Đối với nhãn hiệu Mc DONARD, Cục SHCN ( nay là Cục SHTT) đã từ chối đăng ký cho nhãn hiệu này vị đây là NHNT mặc dù tại thời điểm đó, nhãn hiệu này chưa được đăng ký tại Việt Nam. Đối với nhãn hiệu PIZZA HUT, do tại thời điểm đó, nhãn hiệu này chưa được đăng ký tại Việt Nam, đồng thời Cục SHCN cũng không có thông tin về nhãn hiệu này, vì vậy Cục đã được cắp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho Công ty Liên doanh Thuỷ Tạ-Ophix. Tuy nhiên công ty Domino’s Pizza đã tiến hành khiếu nại, yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nêu trên vì nhãn hiệu này là một NHNT trên toàn thế giới thuộc quyền sở hữu của Công ty Domino’s Pizza. Sau đó Cục SHTT đã ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã cấp cho Công ty Liên doanh Thuỷ Tạ-Ophix. Đây có thể được coi là một trong những tranh chấp điển hình nảy sinh trong quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT tại Việt Nam.



Có thể khẳng định, rằng việc xác lập quyền và thực thi quyền đối với NHNT trước khi có Luật sở hữu trí tuệ ra đời (Luật SHTT) là không hiệu quả do việc không nhất quán giữa các quy trình của pháp luật và quá trình thực thi. Bên cạnh đó, trong quá trình xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, xét nghiệm viên đã không lấy ra các yếu tố của một nhãn hiệu nổi tiếng để làm đối chứng cho các nhãn hiệu sau. Một ví dụ điển hình là các nhãn hiệu mang chữ CK của Công ty Calvin Klein là các NHNT, tuy nhiên cũng đã có rất nhiều nhãn hiệu mang chữ CK của các chử sở hữu khác đã được đăng ký. Điều này đã gây ra các bất lợi cho các tổ chức, cá nhân có NHNT.



Để khắc phục các nhược điểm nêu trên, Luật SHTT ra đời có quy định mới liên quan đến NHNT và đưa ra các tiêu chí công nhận NHNT. Theo quy định tại điểm 20, Điều 4 Luật SHTT thì NHNT được định nghĩa như sau:



“NHNT là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Quy đinh nêu trên đã khắc phục được nhược điểm của đinh nghĩa NHNT trong Nghị định 06, thứ nhất định nghĩa này đã đưa ra phạm vi nổi tiếng, có nghĩa là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc quy đinh vi phạm này sẽ rút ra một hệ quả, nếu một nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên nếu người tiêu dùng Viêt Nam không biết đến, thì nhãn hiệu này sẽ không được coi là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó để khắc phục sự thiếu sót của Nghị định 06, lần đầu tiên Luật đã đưa ra các tiêu chí để công nhận một NHNT, Điều 75 quy định các tiêu chí sau khi xem xét khi đánh giá một NHNT là :



“....



1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;



2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.



3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;



4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu



5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu



6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu



7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng



8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu....”



Trên đây là những tiêu chí để được xem xét khi đánh giá một NHNT, có thể khẳng định đây là một bước tiến trong việc quy định pháp luật về NHNT. Các quy định này là những quy định mở, dựa vào các tiêu chí này các tổ chức, cá nhân sẽ thu thập các chứng cứ liên quan đến quá trình sử dụng của nhãn hiệu để yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá. Cũng cần phải lưu ý rằng, ngoài các tiêu chí nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân có các chứng cứ khác, có thể cung cấp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá NH.



Tuy nhiên qua xem xét các tiêu chí nêu trên, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều các quy định mang tính chất định lượng, ví dụ như số lượng các quốc gia, số lượng người tiêu dùng...Vấn đề đặt ra ở đây là khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét một nhãn hiệu có phải là nổi tiếng không thì các tổ chức, cá nhân cần phải cung cấp số lượng bao nhiêu quốc gia mà nhãn hiệu đã được đăng ký, 30, 50 hay 70, vấn đề tương tự cũng đặt ra đối với số lượng người tiêu dùng. Nếu ở các quốc gia khác theo hệ thống luật Anh Mỹ, thì những quy định này thường được áp dụng dựa vào án lệ. Tuy nhiên, do đặc thù của hệ thông luật Việt Nam, không thừa nhận án lệ như một nguồn gốc của luật. Vì vậy, cấp độ Thông tư điều chỉnh về vấn đề này để dễ dàng trong qua trình áp dụng thống nhất pháp luật.

Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong điểm 6 điều 75 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại điểm 20, Điều 4, Luật SHTT. Định nghĩa tại điều 4 chỉ yêu cầu NHNT chỉ cần được người tiêu dùng biến đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong khi tiêu chí công nhận lại nêu số lượng quốc gia.



Vấn đề xác lập quyền đối với NHNT được quy định tại khoản 2, điều 6 của Nghị định 103/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp, theo quy định tại điều này thì quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu dó theo quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.



Việc quy định về việc xác lập quyền như trên là phù hợp với thực tiễn quốc tế về NHNT. Theo quy định của luật pháp Hoa Ký cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia thì NHNT cũng không cần phải xác lập quyền bằng thủ tục đăng ký mà sẽ xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng. Tiêu chí thực tiễn sử dụng là một tiêu chí quan trọng nhất để một nhãn hiệu được công nhận là một NHNT. Chính nhờ quá trình sử dụng liên tục mà nhãn hiệu mới được người tiêu dùng biết đến. Nếu luật các quốc gia có quy định việc đăng ký cũng như công nhận của một cở quan sở hữu trí tuệ là điều kiện để xác lập quyền đối với một NHNT là điều không hợp lý. Bởi vì việc công nhận hoặc đăng ký sẽ tạo ra một nhãn hiệu bất biến, trái với nguyên tắc sử dụng liên tục của nhãn hiệu. Trước đây, đã có một số cơ quan sở hưu trí tuệ quốc gia yêu cầu WIPO tiến hành nhận đơn công nhận NHNT, tuy nhiên, WIPO đã từ chối với lý do nêu trên.



Việc quy định việc xác lập quyền đối với NHNT theo quy định trên, chúng ta có thể rút ra các kết luận sau:

- Thứ nhất: Sẽ chỉ có hai cơ quan tiến hành xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng, đó là Toà án và Cục SHTT.

- Thứ hai: Cục SHTT và Toà án sẽ chỉ xem xét và công nhận một NHNT khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo từng vụ việc cụ thể. Cục SHTT sẽ không nhận đơn đăng ký cũng như đơn đề nghị công nhận NHNT. Vì vậy, sẽ không tồn tại, một đăng bạ quốc gia nào về NHNT.

- Thứ 3: Yêu cầu xem xét NHNT có thể diễn ra tron các trường hợp sau:

+ Khi tổ chức, cá nhân tiến hành nộp đơn đăng ký, nhưng bị từ chối vì nhãn hiệu rơi vào các yếu tố loại trừ hoặc bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác, tổ chức, cá nhân sẽ xác lập quyền cho nhãn hiệu này thông qua việc chứng minh NHNT.

+ Khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực một văn bằng bảo hộ hoặc phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cho một nhãn hiệu dựa trên cơ sở nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với NHNT.

+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.

+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.



Trên đây là những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ chế bảo hộ NHNT. Các quy định mới của Luật SHTT Việt Nam hiện hành về cơ chế bảo hộ NHNT. Các quy định mới của Luật SHTT Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phù hợp với quy phạm quốc tế, cụ thể là điều 6bis của Công ước Paris và phù hợp với thực tiễn pháp luật quốc tế. Hy vọng các quy định này, vấn đề thực thi và bảo hộ NHNT sẽ được cải thiện và phòng chống các vi phạm trong tương lai. Bảo hộ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu của các NHNT.




(baohothuonghieu.com)
Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012 18:43

CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM


Cạnh tranh độc quyền
Độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo rất ít có trong thế giới thực. Hầu hết các ngành và thị trường trong thế giới thực đều nằm trong phạm trù "cạnh tranh không hoàn hảo". Tuy nhiên, độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo là những mốc so sánh hữu ích.

Xem thêm:



Không có sự phân biệt rõ rệt giữa cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm, nhưng ta sẽ xét những ngành phù hợp với đặc điểm của nhà cạnh tranh độc quyền và những ngành phù hợp với đặc điểm của nhà độc quyền nhóm.
Cả hai cấu trúc thị trường đều có đặc điểm là các công ty có một mức độ quyền lực thị trường nào đó.
Cạnh tranh độc quyền có đặc điểm là sự phân biệt sản phẩm. Các sản phẩm về mặt nào đó là độc nhất nhưng chúng lại là những hàng thay thế gần gũi cho nhau. Sự phân biệt sản phẩm thường đi liền với nhãn hiệu do nhà sản xuất sở hữu. Điều này giải thích tên "cạnh tranh độc quyền" bởi vì các công ty là những nhà độc quyền về chính sản phẩm cụ thể của mình, do đó có đường cầu dốc xuống. Tuy nhiên, sự tồn tại của những mặt hàng thay thế gần gũi tác động đến quyền lực thị trường của các công ty: đường cầu của họ thường là rất co giãn.
Câu hỏi mà ta muốn trả lời là: Nhà cạnh tranh độc quyền sẽ chọn mức xuất lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn? Một lần nữa, câu trả lời là: họ sẽ chọn mức xuất lượng tại đó MC = MR.
Xem Slides
Để đơn giản, ta giả sử các quyết định về giá là độc lập. Nhà cạnh tranh độc quyền có thể duy trì lợi nhuận kinh tế trong dài hạn hay không là phụ thuộc vào sự dễ dàng gia nhập ngành.
Nếu có những rào cản gia nhập ngành hiệu quả, nhà cạnh tranh độc quyền có thể kiếm lợi nhuận kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, nhiều ngành cạnh tranh độc quyền có đặc điểm là rào cản gia nhập ngành tương đối thấp, và cân bằng dài hạn sẽ xảy ra tại MC = MR và tại P = AC = LRAC, và lợi nhuận kinh tế sẽ bị đẩy xuống bằng không.
Việc gia nhập ngành làm giảm bớt thị phần của công ty, đẩy đường cầu của nó sang trái. Ngay cả với lợi nhuận kinh tế bị đẩy xuống bằng không thì trong dài hạn, cạnh tranh độc quyền vẫn không đạt được hiệu quả vì P MC (không sản xuất ở mức xuất lượng tối ưu của xã hội) và vì không sử dụng hết công suất nên họ không sản xuất tại LRAC cực tiểu.
Vai trò của quảng cáo: Vì cạnh tranh không thông qua giá (sản phẩm khác biệt) là rất quan trọng trong loại thị trường này, ta thấy rằng quảng cáo đóng một vai trò quan trọng. Mục đích của quảng cáo là dịch chuyển đường cầu sang phải (tăng thị phần) và làm cho chúng bớt co giãn (thiết lập sự trung thành với nhãn hiệu). Tuy nhiên quảng cáo thường rất đắt và làm tăng chi phí trung bình (AC) cuả công ty.
Độc quyền nhóm
Độc quyền nhóm - Thị trường do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để tác động đến giá thị trường.
Hàng hóa có thể không đồng nhất (ví dụ: xe ô tô) hoặc đồng nhất (ví dụ: xăng dầu). Rào cản gia nhập ngành khiến cho có thể có lợi nhuận trong dài hạn. Điều này là do:
  • Lợi thế kinh tế theo quy mô
  • Bằng sáng chế
  • Danh tiếng
· Rào cản chiến lược
Việc tìm cân bằng trong một thị trường độc quyền nhóm phức tạp hơn trong mô hình thị trường khác, bởi vì ta cần xét hành vi của đối thủ cạnh tranh. Ta giả sử rằng từng công ty muốn làm điều tốt nhất mà nó có thể làm, trong điều kiện đã biết trước hành động của đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, ta giả sử rằng, đối thủ cạnh tranh cũng sẽ làm điều tốt nhất trong điều kiện đã biết hành động của ta. Vì vậy, ta có cân bằng Nash.
Cân bằng Nash--Từng công tylàm điều tốt nhất trong điều kiện đã biết hành động của các đối thủ cạnh tranh.
Không có một mô hình nào về độc quyền nhóm là tốt nhất, và ta sẽ xem xét một số mô hình.
Để đơn giản, hãy xét một ngành với hai công ty (Độc quyền song phương).
Mô hình Độc quyền song phương Cournot
Các mô hình độc quyền song phương (trong ngành chỉ có hai công ty) được xem xét trong kinh tế học vi mô đều thường bao gồm mô hình độc quyền song phương Cournot.
Cách tiếp cận đơn giản nhất của mô hình độc quyền song phương Cournot có những giả định sau: (1) đường cầu là đường thẳng, (2) hàng hóa đồng nhất, (3) chi phí biên bằng không, và (4) mỗi công ty quyết định xuất lượng của mình trên cơ sở giả sử rằng xuất lượng của công ty kia là cố định ở mức hiện tại của nó.
Đặc trưng của mô hình Cournot là bắt đầu với một công ty hoạt động như một nhà độc quyền và sau đó tính đến công ty "kia" gia nhập thị trường. Giả sử ta có đuờng cầu thị trường tuyến tính:
P = 120 - Q
trong đó P là giá nước khoáng và tổng sản lượng (Q) là tổng xuất lượng của hai công ty trên thị trường. Cho q1 và q2 lần lượt là xuất lượng của công ty một và hai. Do đó hàm cầu có thể viết là:
P = 120 - (q1 + q2)
Đường doanh thu biên (MR) có cùng tung độ gốc với đường cầu và có độ dốc gấp đôi hay MR = 120 - 2*(q1 + q2)
Hàm phản ứng
Do không có chi phí nên hàm lợi nhuận của Công ty 1 cũng giống như hàm tổng doanh thu (P x q1) của Công ty 1:
p1 = 120q1 - q21 - q1q2
Để tìm lợi nhuận tối đa của Công ty 1, ta lấy đạo hàm phương trình lợi nhuận theo q1 và đặt kết quả có được bằng không:
dp1/dq1 = 120 -2q1 -q2 = 0 Giải tìm q1:
Phương trình này được gọi là hàm phản ứng của Công ty 1, vì nó xác định số xuất lượng mà Công ty 1 sẽ sản xuất (q1) như là một hàm số theo xuất lượng của Công ty 2 (q2).
Tương tự, hàm lợi nhuận của Công ty 2 là:
p2 = 120q2 - q22 - q1q2
và điều kiện bậc nhất là:
dp2/dq2 = 120 - 2q2 - q1= 0
Giải tìm q2
Hàm phản ứng của công ty này được dựa trên xuất lượng của công ty kia. Do đó ta có thể thay phương trình của q1 vào phương trình của q2:

Giải tìm q2 ta có:  hay  q2 = 40
Thay kết quả của q2 vào hàm phản ứng của công ty 1, ta tìm được q1
q1 = 60 - 0,5(40) = 40
Thế q1 và q2 vào hàm cầu, ta có giá cân bằng P = $40.
Ta đã có:  

Hình trên cho thấy hai hàm phản ứng, trong đó trục tung là xuất lượng của Công ty 2, q2, và trục hoành là xuất lượng của Công ty 1, q1.
R1 là hàm phản ứng của Công ty 1 và R2 là hàm phản ứng của Công ty 2. Mức cân bằng là giao điểm của hai hàm phản ứng, ở đó q1 = 40 theo trục hoành và q2 = 40 theo trục tung.
Ta có thể thấy P = 40 p1* = p2* = 40(40) = 1600
Cournot, Độc quyền bán, và Cạnh tranh
Mặc dù mô hình Cournot thường bị phê bình là ngây thơ, nhất là về những giả định của nó, song về mặt trực giác nó lại hấp dẫn khi so với các mô hình độc quyền bán và cạnh tranh hoàn hảo. Có thể tìm xuất lượng của độc quyền bằng cách đặt chi phí biên (bằng không) bằng với doanh thu biên (có được nhờ hàm tổng doanh thu P x Q, trong đó P là hàm cầu).
Ta xét nhà độc quyền bán với đường cầu: P = 120 - Q và MC = 0.
TR = 120Q - Q2
Anh chị có thể cho thấy rằng điều kiện tối-đa-hóa-lợi-nhuận được thỏa khi công ty sản xuất tại
MR = 120 - 2Q = 0
Q = 60, P = 60
Nhà độc quyền sản xuất 60 đơn vị xuất lượng và mức giá tương ứng là 60. Ta hãy nhận biết từ một trong hai hàm phản ứng rằng nếu xuất lượng của công ty "kia" bằng không thì xuất lượng cân bằng sẽ thật sự bằng xuất lượng độc quyền, tức xuất lượng được kỳ vọng khi chỉ có một công ty trong ngành.
Xuất lượng của cân bằng độc quyền song phương là 80, cao hơn xuất lượng độc quyền, và giá $40 cũng thấp hơn giá độc quyền. Xuất lượng cạnh tranh xảy ra khi chi phí biên bằng giá (MC =P) hay xuất lượng là 120, tại đó P = 0. Xuất lượng và giá cân bằng của độc quyền song phương Cournot có giá trị nằm trong khoảng giữa thái cực cạnh tranh và thái cực độc quyền.
Bây giờ, hãy xét một công ty trước tình huống sản xuất tối ưu của nó phụ thuộc vào hành động của công ty khác.
Mô hình dẫn đạo Stackelberg
Giả định: có hai công ty (dẫn đạo và phụ thuộc)
sản phẩm đồng nhất
sản lượng là biến số chiến lược.
công ty dẫn đạo chọn một xuất lượng, công ty phụ thuộc quan sát điều đó và chọn xuất lượng của mình.
Hành vi: 1) Công ty phụ thuộc coi xuất lượng của công ty dẫn đạo là cho trước và
tối đa hóa lợi nhuận.
2) Công ty dẫn đạo coi hàm đáp ứng tốt nhất của công ty phụ thuộc là cho trước và tối đa hóa lợi nhuận.
Cầu còn lại cho công ty phụ thuộc: q2 = Q - q1
Cầu còn lại cho công ty dẫn đạo: q1 = Q - R(q2)
Trong đó: công ty 2 quan sát q1 , nhưng công ty 1 chỉ tiên đoán sự đáp ứng tốt nhất của công ty 2
Ví dụ:
Trở lại mô hình Cournot trong đó ta có hàm cầu sau
P = 120 - Q
Nhưng giờ đây Q không chỉ là cái anh (chị) sản xuất mà là cái cả hai anh (chị) sản xuất, cho nên Q = q1 + q2. Và, giả sử anh (chị) là công ty 1, anh (chị) không kiểm soát được công ty kia sản xuất bao nhiêu.
Do đó,
P = 120 - q1- q2
Ta giả sử rằng MC = 0, nhưng ta (Công ty 1) phải tính đến hành động của công ty kia.
Việc này ảnh hưởng đến quyết định của ta như thế nào? Việc tối đa hóa lợi nhuận vẫn đòi hỏi ta phải sản xuất cho đến khi MR = MC.
Để có MR, đầu tiên ta phải biết tổng doanh thu (TR). Dưới đây là tổng doanh thu:
TR = 120q1 - q12 - q2q1
Ta có thể giải MR = MC để có MR = 120 - 2 q1 - q2 = 0
Vấn đề giờ đây là ta không có câu trả lời rõ ràng cho quyết định sản xuất của mình nếu không biết công ty kia đang sản xuất bao nhiêu. (Và, ta có thể hình dung, công ty kia cũng đang gặp phải vấn đề như vậy). Quyết định tối đa hóa lợi nhuận của Công ty 1 là hàm số theo xuất lượng của Công ty 2.
Nhớ rằng ta đã có hàm phản ứng của Công ty 2 : q2 = 60 - 0,5q1
Bây giờ lại xét hàm TR:
TR = 120q1 - q12 - (60 - 0,5q1)q1= 60q1 - 0,5q12
Từ đó ta tìm được MR:
MR = 60 - q1
Bây giờ ta đặt MR = MC và giải tìm q1 như sau:
MR = 60 - q1 = 0 nên q1 = 60 Nếu q1 = 60 thì q2 = 60 - 0,5(60) = 30
Kết quả về giá và lợi nhuận là:
P* = 120 - Q = 120 - 60 -30 = 30
p1* = 30(60) - 0 = 1800
p2* = 30(30) = 900
Từ kết quả trên ta thấy rằng
1) Lợi nhuận của công ty dẫn đạo cao hơn so với mô hình Cournot.
2) Lợi nhuận của công ty phụ thuộc thấp hơn so với mô hình Cournot, nhưng cao hơn cạnh tranh hoàn hảo.
Tại sao? Vì công ty dẫn đạo có thể đề ra một mức xuất lượng trước công ty kia và sử dụng mục tiêu này để chiếm lấy phần lớn thị trường. Công ty phụ thuộc không xông xáo phản ứng lại điều này bởi vì không có tác động ăn cắp-thương mại trong mô hình này.
3) Giá cao hơn chi phí biên
Tại sao? Vì cả hai công ty hoạt động như những nhà độc quyền dựa trên đường cầu còn lại của mình (như trong mô hình Cournot)
4) Lợi nhuận của công ty dẫn đạo (và ngành) thấp hơn lợi nhuận độc quyền.
Độc quyền nhóm Bertrand
Sản phẩm đồng nhất
Giả định: - các công ty định giá cùng lúc
- sản phẩm đồng nhất
- không hợp tác
Trong trò chơi Bertrand, mỗi công ty ấn định giá của mình, coi (các) giá do (các) công ty khác ấn định là cho trước, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Các công ty hành động đồng thời nếu mỗi công ty cùng lúc ra quyết định chiến lược của mình mà không quan sát trước quyết định của công ty kia.
Các công ty hành động phi hợp tác nếu họ đề ra chiến lược một cách độc lập, không hề có thông đồng với công ty kia.
Câu hỏi: Mỗi công ty sẽ định giá như thế nào? Nói cách khác, cân bằng Nash của trò chơi này là gì?
Lưu ý: Vì biến lựa chọn chiến lược (giá) là liên tục, cân bằng Nash sẽ tìm được bằng cách xét các hàm phản ứng của người chơi. Các hàm này cho ta sự đáp ứng tốt nhất của mỗi người chơi trước sự lựa chọn của người chơi kia.
· Tính đồng nhất hàm ý người tiêu dùng sẽ mua của bên bán giá thấp. Công ty định giá cao hơn sẽ không bán được gì.
· Mỗi công ty nhận thức rằng cầu của mình phụ thuộc vào giá của chính mình lẫn giá do các công ty khác ấn định.
Giả sử rằng chi phí biên không đổi là c trên mỗi đơn vị. Do đó, bất cứ giá nào ít nhất bằng với c đều bảo đảm lợi nhuận không âm.

Vì thế, để tối đa hóa lợi nhuận, đáp ứng của công ty này đối với giá của công ty kia là giảm giá của mình (chừng nào mà vẫn còn P > MC)
Hành động tối đa hóa lợi nhuận của công ty, được biểu diễn như một hàm số của hành động của công ty đối thủ, là hàm đáp ứng (hay phản ứng) tốt nhất của công ty.
Ví dụ: Giả sử ta có hai công ty
Các công ty cạnh tranh Bertrand
Hàm đáp ứng tốt nhất của Công ty 1 là P1 = P2 - e (e là số lượng nhỏ)
Hàm đáp ứng tốt nhất của Công ty 2 là P2 = P1- e
Cân bằng là gì?
Nếu ta giả định không có hạn chế về công suất và mọi công ty đều có cùng chi phí biên và chi phí trung bình không đổi (c), khi đó:
Để đáp ứng của công ty này với công ty kia là tốt nhất thì mỗi công ty phải giảm giá của mình chừng nào mà ta vẫn còn P > MC
Quá trình này sẽ kết thúc ở đâu? Ở P = M, nên trong cân bằng:
1. Các công ty ấn định giá bằng với chi phí biên
2. Các công ty thu lợi nhuận bằng không
3. Số lượng công ty không liên quan đến mức giá, miễn là có hơn một công ty hiện hữu: hai công ty là đủ để tái tạo kết quả cạnh tranh hoàn hảo!
Đây là Nghịch lý Bertrand nổi tiếng.
<h2>Thông đồng (Cấu kết)</h2>Bây giờ nếu suy nghĩ về việc các công ty nên làm, ta có thể nhận thấy rằng có động cơ để họ thông đồng với nhau.
Chỉ có hai công ty mà thôi, vậy tại sao lại cạnh tranh và đẩy lợi nhuận của ta xuống bằng không, trong khi ta có thể hợp tác với nhau và kiếm được lợi nhuận kinh tế?
Việc này sẽ đưa phân tích ngành của chúng ta trở lại tình trạng độc quyền. Hai công ty sẽ muốn cùng nhau sản xuất 60 rồi họ có thể phân chia lợi nhuận theo cách họ muốn (dù cho có phân chia thế nào thì hai bên đều có lợi hơn khi cạnh tranh (cùng nhau sản xuất 80).
Thông đồng (hay các-ten) có vấn đề gì?
Thứ nhất, ta cho là họ có thể ngăn cản việc gia nhập ngành. Mọi lợi ích của tình trạng độc quyền có được là do không ai khác có thể gia nhập ngành và thu những lợi nhuận kinh tế đó. Trong cạnh tranh hoàn hảo, việc gia nhập ngành khiến lợi nhuận bằng không. Vì thế, giờ đây để thông đồng và thu lợi nhuận họ phải có cách ngăn chặn người khác gia nhập. Và đó là một vấn đề hóc búa - hãy hỏi OPEC.
Thứ hai, một khi thông đồng bắt đầu, mọi người đều có động cơ để lừa gạt. Họ có động cơ lừa gạt bởi vì MR > MC, do vậy nếu sản xuất nhiều hơn thì công ty có thể tăng lợi nhuận của mình. Nếu như điều đó đúng với một công ty, thì cũng đúng với mọi công ty - như vậy nếu tất cả công ty đều lừa gạt thì mọi lợi nhuận sẽ bị tiêu tan và ta trở lại với kết quả cạnh tranh.
Vì thế điều ta thật sự muốn là mọi người khác giữ lời còn ta thì lừa gạt.
Cũng còn những vấn đề khác như phân chia lợi nhuận ra sao trên thực tế, nhưng ta sẽ trở lại những vấn đề này sau. Tuy nhiên, những cac-ten vốn đã không ổn định.
Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của tù nhân
Ví dụ:
Ông B
Text Box: Ông AThú nhậnKhông thú nhận
Thú nhận-5,-50,-10
Không thú nhận-10,0-1,-1
Cân bằng Nash: cả hai đều thú nhận
Kết cục hiệu quả Pareto: không ai thú nhận

Độc quyền là gì? Tại sao có tình trạng độc quyền?


Độc quyền là một tình huống trong đó một công ty hoặc một tập đoàn, một nhóm các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó.Khái niệm độc quyền hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếm lĩnh thị trường của một công ty. Thị trường độc quyền là thị trường không có sự cạnh tranh do đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là mức giá cao hơn và sản phẩm chất lượng thấp hơn. 

Xem thêm:

Độc quyền là một ví dụ điển hình khi nhắc tới chủ nghĩa tư bản. Phần lớn mọi người đều tin rằng thị trường sẽ không hoạt động nếu chỉ có một người duy nhất cung cấp hàng hoá và dịch vụ vì họ sẽ không có động lực để tự hoàn thiện và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên độc quyền sẽ vẫn tồn tại vì sẽ vẫn có nhu cầu về loại hàng hoá dịch vụ đó.

Ví dụ như trên thị trường có sự độc quyền về mặt hàng xăng dầu. Cho dù giá xăng có đắt và chất lượng không tốt thì bạn sẽ vẫn phải mua nó vì bạn vẫn cần phải đi lại, các công ty vẫn cần nhiên liệu để đốt, để vận hành máy móc, và ngoài ra còn rất nhiều hoạt động cần dùng đến xăng dầu. Vì độc quyền có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và gây thiệt hại cho xã hội nên chính phủ luôn nỗ lực để ngăn ngừa độc quyền bằng các đạo luật chống độc quyền.

Tất nhiên độc quyền cũng có ưu điểm trong một số lĩnh vực, ví dụ như việc cấp bằng cho phát minh mới. Việc cấp các bằng phát minh sáng chế sẽ tạo ra sự độc quyền đối với sản phẩm trí tuệ đó trong một thời hạn nhất định. Lý do của việc cấp bằng là giúp cho người phát minh có thể bù đắp được khoản chi phí lớn mà anh ta đã bỏ ra để thực hiện phát minh sáng chế của mình. Về mặt lý thuyết thì đây là một cách sử dụng độc quyền để khuyến khích phát minh.

Một ví dụ khác về độc quyền đó là độc quyền của nhà nước, trong đó nhà nước độc quyền cung cấp một số loại hàng hoá dịch vụ nhất định. Tuy nhiên để độc quyền nhà nước thật sự có hiệu quả thì nó phải cung cấp các hàng hoá và dịch vụ như điện, nước...ở một mức giá mà người dân có thể chịu được.

Thương hiệu là gì ? Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu ?

Khái niệm: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thương hiệu:

* Thương hiệu: Là một khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ của sản phẩm. Thương hiệu gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và chỉ được uỷ quyền cho nhà đại diện thương mại chính thức.

* Thương hiệu (Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO_World Itellectual Property Organization): là một dấu hiệu đặc biết để nhận biết một sản phẩm, một hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất, được cung cấp bởi một tổ chức hoặc một cá nhân.

Xem thêm


* Thương hiệu ( Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế ITA_International Trademark Association): bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kì sự kết hợp nào giữa các yếu tố trên được dùng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc người bán với nhau và để xác định nguồn gốc của hàng hoá đó.

Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu hàng hoá.

- ở Việt Nam khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên hai khái niệm này vẫn có các điểm khác nhau cần phải làm rõ.

- Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Nhãn hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế... hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.

=> Có thể thấy được một sự tương đối giống nhau trong hai khái niệm trên: đều là những từ ngữ, dấu hiệu, biểu trưng... dùng để xác định, phân biệt các sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau. Song ở khái niệm thương hiệu ngoài yếu tố thương mại được nhấn mạnh còn nhắc đến sự xác định rõ ràng về nguồn gốc của hàng hoá. Như vậy ở đây đã xuất hiện phần nào bóng dáng của yếu tố luật pháp. Khi một nhãn hiệu được khẳng định chắc chắn bằng việc đi đăng kí bảo hộ và được chấp nhận bảo hộ thì nhãn hiệu đó đã được chứng nhận độc quyền và thường được coi là thương hiệu. Chính vì vậy người ta thường gắn việc đăng kí nhãn hiệu hàng hóa với việc khai sinh ra một thương hiệu thành công và đương nhiên thương hiệu đó có thể lớn mạnh hay không còn cần có một chiến lược phát triển sản phẩm nghiêm túc nữa.

- Hơn nữa một nhà sản xuất thường đặc trưng bởi một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác nhau.

VD: Toyota là một thương hiệu chính nhuưng đi kèm có rất nhiều thương hiệu hàng hoá khác: Inova, Camry.
Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012 22:47

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM


Thông thường việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được diễn ra theo các bước sau: Người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được quy định tại Điều 789 Bộ luật Dân sự được cụ thể hóa như sau:
Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động sản xuất, dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản phẩm,dịch vụ do mình sản xuất hoặc sẽ sản xuất;
Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tương ứng;
Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã nộp, có thể được chuyển giao như đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp

Chọn nhãn hiệu xin đăng ký

Mỗi một nhãn hiệu chỉ được dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định và chỉ thuộc về người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.

Ngoài ra, nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu rơi vào các trường hợp sau:
Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu (không mang tính đặc thù cho loại hàng hóa đó);
Đã thuộc quyền của người khác;
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận hoặc đã nộp đơn đăng ký;
Trùng hoặc tương tự với những nhóm hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác, gồm: tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả;
Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).

Để tìm hiểu cụ thể thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã có đơn nộp đăng ký, doanh nghiệp có thể tra cứu từ các nguồn sau đây:
Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng;
Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu giữ tại Cục Sở hữu công nghiệp);
Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên mạng Internet (http://www.noip.gov.vn/);
Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo Thỏa ước Madrid, do Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên mạng Internet (http://www.wipo.int/);


Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:

Bộ hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải bao gồm các tài liệu sau đây:
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm ba (3) bản;
Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể, gồm một (1) bản;
Mẫu nhãn hiệu hàng hoá, gồm mười lăm (15) bản;
Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ...), gồm một (1) bản;
Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động, ...), gồm một (1) bản;
Giấy uỷ quyền, nếu cần;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó, gồm một (1) bản;
Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng, ... quy định điểm g, khoản 2, Điều 6, Nghị định 63CP (Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình Quốc kỳ, Quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài, nếu không được các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép), gồm một (1) bản;
Chứng từ nộp phí nộp đơn, gồm một (1) bản.

Các tài liệu trên phải nộp đồng thời. Riêng các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn ba (3) tháng tính từ ngày nộp đơn:
Bản gốc Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt, thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu, thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ , từ ngữ đó.

Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số A-rập hoặc chữ số La mã, thì phải dịch ra chữ số A-rập.

Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

Danh mục các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp hoặc cùng loại với sản phẩm, dịch vụ được phép kinh doanh như đã nêu trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải được phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về Sản phẩm, Dịch vụ.

Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.

Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.

Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
Địa chỉ của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: Cục Sở hữu trí tuệ, 386 Nguyễn Trãi Hà Nội; Tài khoản: 920.90.006 Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp, không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu hàng hóa
Xét nghiệm hình thức

Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.

Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.

Nếu Đơn có các thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn và trong thời hạn hai tháng tính từ ngày thông báo, người nộp đơn phải sửa chữa các thiếu sót đó.

Thời hạn xét nghiệm hình thức là 03 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.
Công bố đơn

Các đơn nhãn hiệu hàng hoá đã được công nhận là đơn hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.
Xét nghiệm nội dung

Việc xét nghiệm nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn xét nghiệm nội dung đơn Nhãn hiệu hàng hoá là 09 tháng tính từ ngày thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Mục đích của việc xét nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Đăng bạ

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả xét nghiệm và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ .

Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên qian đến việc cấp văn bằng bảo hộ
Người có quyền khiếu nại:
Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;
Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.

Thủ tục khiếu nại:

Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;
Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn ba tháng tính từ ngày ra quyết định hoặc thông báo nếu việc khiếu nại thuộc trường hợp quy định tại điểm a và b, khoản 1 Điều 27 Nghị định 63 hoặc trong suốt thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 27 Nghị định 63;


Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.
Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.

Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại.

HƯỚNG DẪN NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA


Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá - Để thuận lợi cho việc Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Công Ty Luật Hồng Đức xin giới thiệu một số vấn đề liên quan đến việc dang ky nhan hieu hanh hoa tại Việt Nam
NHÃN HIỆU

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì

”Nhãn hiệu” là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu có nhiều loại:

Nhãn hiệu thông thường là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau, hoặc có liên quan với nhau

TẠI SAO CẦN PHẢI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

Một nhóm bạn tập hợp lại để kinh doanh. Nhiều ý tưởng được trình bày. Ý tưởng nào cũng thấy có lý. Sau khi bàn bạc cả nhóm quyết định chọn phương án - chế biến môt loại sản phẩm ăn nhanh, tiện lợi và cần ít vốn nhất. Sản phẩm làm ra được mọi người chia nhau đem đến từng cơ quan, đơn vị bán. Lúc đầu, là bàn bè quen biết gọi điện thoại đặt mua. Sau đó là những người được bạn bè giới thiệu. Dần dà, hàng bán ngày một nhiều hơn, khách hàng rộng rãi hơn. Khi đó, nhóm bạn này mới thấy cần thiết đặt cho nó một cái tên để có thể tạo ra nhiều tài liệu Maketing cần thiết để truyền đạt đến khách hàng của mình. Một nhãn hiệu được ra đời.

Bất ngờ môt ngày kia, họ tới tấp nhận được điện thoại than rằng, sản phẩm của họ không còn ngon, đậm đà như lúc ban đầu. Doanh thu sụt hẳn. Chia nhau đi tìm hiểu, điều tra, họ đã phát hiện ngoài thị trường bày bán tràn lan sản phẩm giả gắn nhãn hiệu của họ. Cả nhóm quyết chí phải tìm ra kẻ chủ mưu. Khi phát hiện, họ tìm đến cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại, nhưng không được giải quyết vì “không có bằng chứng nào chứng tỏ nhãn hiệu nêu trên thuộc quyền của họ”. Khi đó họ mới nhận ra rằng, để được bảo hộ nhãn hiệu, trước hết phải đi đăng ký và được cấp bằng thì quyền sở hữu đối với nhãn hiệu mới phát sinh.

YÊU CẦU THIẾT KẾ NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy các nước; không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của tổ chức, cơ quan nhà nước VN và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của VN, nước ngoài; không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng (ngoại lệ: chính tổ chức này đăng ký các dấu hiệu đó làm nhãn hiệu chứng nhận); không được làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ, công dụng, chất lượng…..hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu: Dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt để làm nhãn hiệu khi nó là: Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ thông dụng (ngoạI lệ: trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi vớI danh nghĩa một nhãn hiệu); dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọI thông thường của hàng hoá , dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; dấu hiệu chỉ thờI gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần…..hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá , dịch vụ( ngoạị lệ: trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm dang ky nhan hieu); dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; dấu hiệu trùng hoặc gây tương tự nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn; dấu hiệu trùng hoặc gây tương tự nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác; dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác; dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá; dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

MUỐN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CẦN PHẢI CÓ ĐIỀU KIỆN GÌ?

Muốn đăng ký nhãn hiệu (ĐKNH) trước hết bạn phải là một chủ thể kinh doanh hợp pháp. Tiếp đến, bạn phải thiết kế cho mình một nhãn hiệu đáp ứng hai điều kiện:

Thứ nhất: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Thứ hai: có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.


- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác:

+ Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;

+ Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.

+Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân,tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).

- Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất - là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;

+ Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);

+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng

- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.

AI CÓ QUYỀN NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

Tổ chức, cá nhân có quyền ĐKNH dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền ĐKNH cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền ĐKNH tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền ĐKNH chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU BẰNG CÁCH NÀO?

Quyền đăng ký nhãn hiệu: Tổ chức, cá nhân VN, cá nhân nước ngoài có sơ sở sản xuất, kinh doanh tại VN nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại VN; cá nhân nước ngoài không thường trú tại VN, tổ chức cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại VN nộp đơn ĐKNH thông qua đại diện hợp pháp tại VN.

Thủ tục ĐKNH: Để xác lập quyền đối với nhãn hiệu, người yêu cầu cần nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ). Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây: Tờ khai đăng ký theo mẫu quy đinh; Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ (bao gồm: Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận); Giấy uỷ quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện); Chứng từ nộp phí, lệ phí.


HỒ SƠ ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU


Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai, làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;

+ Mẫu nhãn hiệu;

+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,...);

+ Giấy uỷ quyền, nếu cần;

+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;

+ Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;

+ Chứng từ nộp phí nộp đơn.

+ Bản gốc Giấy uỷ quyền;

+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

- Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt, thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

- Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu, thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.

- Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã, thì phải dịch ra chữ số ả-rập.

- Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

- Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9).

- Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.

- Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.

- Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp, không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

- Lệ phí đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu.

CĂN CỨ PHÁT SINH QUYỀN

Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Điều 6 Luật SHTT)

Giới hạn quyền: Chủ nhãn hiệu chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy đinh của Luật SHTT. Việc thực hiện quyền của chủ nhãn hiệu không đựoc xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 7 Luật SHTT)

Như vậy, muốn được bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu. Khi quyền được xác lập, chủ sở hữu có quyền khai thác tài sản của mình, có quyền cho phép hoặc ngăn cản người khác sử dụng (khai thác) tài sản đó và khi quyền bị xâm phạm thì pháp luật sẽ bảo vệ như bảo vệ quyền sở hữu tài sản.

KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN VIẸC CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ

Người có quyền khiếu nại

- Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;

- Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.

Thủ tục khiếu nại

- Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;

- Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn quy định.

- Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.

- Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.

- Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại. Nếu không đồng ý với giải quyết của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người khiếu nại coa quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH ĐƠN

Thẩm định hình thức

- Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.

- Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.

- Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.

Công bố đơn

- Các đơn nhãn hiệu hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.

Thẩm định nội dung

- Việc thẩm định nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 06 tháng tính từ ngày công bố.

- Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Đăng bạ

- Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ.

- Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ.

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm.

RÚT ĐƠN ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

- Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có quyền tuyên bố rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng văn bản do chính mình đứng tên hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu giấy uỷ quyền có nêu rõ việc uỷ quyền rút đơn.
- Từ thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt; các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành được hoàn trả theo yêu cầu của người nộp đơn.
- Mọi đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã rút hoặc bị coi là đã rút nếu chưa công bố và mọi đơn đăng ký nhãn hiệu đã rút đều được coi là chưa từng được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

 

Chia sẻ